Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rở anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang
Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 23/06/2008 00:00:00
Trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người – trừ thuyết Âm dương Ngũ hành và siêu công thức của nó là Bát quái – loài người cũng đã có những cố gắng lập nên những siêu lý thuyết, kể cả những siêu lý thuyết giải thích sự hình thành vũ trụ cho đến mọi sự vận động liên quan đến con người nhân danh Thượng đế. Nhưng tất cả đều không thuyết phục được thời gian, mặc dù những lý thuyết vũ trụ quan đó đã chiếm một không gian lịch sử. Chỉ có thuyết Âm dương Ngũ hành và siêu công thức Bát quái là tồn tại có thể nói là lâu nhất trong lịch sử nhân loại. Những ý tưởng minh chứng trong cuốn sách này, cũng chỉ là những sự khởi nguyên cho việc phục hồi một siêu lý thuyết đã mất đi những nguyên lý bản căn, chỉ còn lại những phương pháp ứng dụng. Một khoảng trống còn rất lớn vẫn ngăn cách giữa những luận thuyết căn bản vẫn chưa hoàn chỉnh với những phương pháp luận của nó trên thức tế ứng dụng trải hàng thiên niên kỷ. Để lấp khoảng trống này, chắc chắn phải có một kiến thức tổng hợp vô cùng lớn và sự cố gắng hợp tác của nhiều ngành khoa học, Mặc dù, thuyết Âm dương Ngũ hành có thể là một học thuyết khoa học hay phi khoa học; nhưng chắc chắn sự phục hồi một học thuyết tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhân loại với sự chứng nghiệm trên thực tế trải hàng ngàn năm, sẽ mang lại một lợi ích không nhỏ cho sự tiến bộ của con người. Sự phục hồi này chỉ có thể có được, nếu bắt đầu từ những di sản văn hóa truyền thống của người Lạc Việt, chủ nhân đích thực của những giá trị căn bản thuộc nền văn minh Đông phương.
Trải qua hơn hai thiên niên kỷ thăng trầm của lịch sử, thời Hùng Vương – một giai đoạn kỳ vĩ trong lịch sử Việt Nam – đã trở thành huyền sử. Nhưng may mắn thay, những di sản văn hóa mà tổ tiên truyền lại đã hướng con cháu tìm về cội nguồn.
Viết cuốn sách này, về phía khách quan có thể coi như một giả thuyết, nhưng người viết mong được chia sẻ với bạn đọc niềm hy vọng phục hồi lại lịch sử kỳ vĩ của đất nước Văn Lang – quốc gia đầu tiên của người Lạc Việt, tổ tiên của dân tộc Việt Nam hiện nay.
Xin chân thành cảm tạ bạn đọc.
*
* *
*
Nhiệt tình và sáng tạo
Cuốn “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” được phát hành đầu năm 1999 (Nxb Văn hóa – Thông tin) tiếp theo đó, Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã cho ra đời cuốn “Thời Hùng Vương và bí ẩn của Lục thập hoa giáp” (Nxb Thanh Niên – 1999)và bây giờ là “Tìm về cội nguồn kinh Dịch”. Nếu “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” đã đặt lại vấn đề về cội nguồn của nền văn hóa Đông phương; thì trong “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” là một sự tiếp tục minh chứng trên cơ sở những luận điểm của mình qua sự lý giải kinh Dịch, một cuốn kỳ thư nổi tiếng trong văn hóa Đông phương.
Qua cuốn sách, chúng ta thấy tác giả đã phát hiện những mâu thuẫn trong lịch sử hình thành kinh Dịch, chứng minh sự tương quan hợp lý của nó với những di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam và khẳng định rằng: đất nước Việt Nam đã có gần 5000 năm văn hiến. Cũng như trong “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, tác giả không phải vì chủ quan, cũng chẳng phải vì mê tín, đưa ra những nhận định vu vơ. Ngược lại, “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” là một ý tưởng táo bạo, nhưng không mơ hồ, vì những lập luận chặt chẽ với những chứng cứ khá thuyết phục. Để viết được cuốn sách này, Nguyễn Vũ Tuấn Anh phải vượt qua một rào cản của bề dày thời gian tính bằng thiên niên kỷ, để tìm nguồn ánh sáng cho sự huyền bí và cội nguồn của kinh Dịch. Nếu như trong “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” đủ để “trở thành một đề tài tranh luận không những ở trong nước mà cả trên thế giới, vì nó đụng chạm nhiều vấn đề mà từ trước đến nay Việt Nam vẫn bị coi như người con ngoài giá thú, khi bàn đến những nền tảng của nền văn hóa phương Đông”, thì với “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” tác giả tiếp tục chứng minh điều này.
Kinh Dịch vốn là đề tài tranh luận sôi nổi hàng ngàn năm qua của các học giả trên thế giới, mà vẫn chưa ngã ngũ cho mọi vấn đề của nó. Ngược lại “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” đã đưa ra một luận điểm khá hoàn chỉnh, trong việc lý giải những vấn đề lớn liên quan đến kinh Dịch. Mặc dù không khẳng định về tính khoa học hay phi khoa học của thuyết Âm dương – Ngũ hành, nhưng Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại đặt vấn đề cho rằng Bát quái chính là một siêu công thức của thuyết Âm dương Ngũ hành, một học thuyết vũ trụ quan Đông phương cổ và vấn đề cội nguồn của nó. So với hàng ngàn, hàng vạn đầu sách viết về kinh Dịch trải hàng ngàn năm – nhiều đầu sách đến nỗi “chất lên xe, trâu kéo toát mồ hôi” – thì cuốn sách của Nguyễn Vũ Tuấn Anh “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” với những luận điểm mới lạ, chỉ là “Châu chấu đá xe”. Nhưng khoa học là sự khám phá của trí tuệ con người đối với chân lý mà nền văn minh nhân loại luôn hướng tới. Chân lý tồn tại khách quan vượt ngoài mọi định kiến (vốn là sự cản trở mọi tiến bộ của khoa học)
Đọc cuốn sách này, chúng ta có thể cảm nhận được ở đây sự nhiệt tình, năng lực sáng tạo, tính đột phá trong tư duy của tác giả qua 3 cuốn sách về những đề tài không nhỏ trong văn hóa Đông phương huyền bí. Điều đáng nói hơn cả là những tác phẩm này đều hướng tới sự phục hồi một nền văn hiến đầy tự hào của người Lạc Việt, tổ tiên của người Việt Nam hiện nay. Và không phải chỉ ở sự nhiệt tình mà còn là sự dũng cảm, khi tác giả mạnh dạn thể hiện những ý tưởng đầy sáng tạo trên con đường tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam. Lao động khoa học đòi hỏi nhà nghiên cứu phải dũng cảm. Đúng vậy, nếu không có phẩm chất này thì có tài năng đến đâu cũng chẳng mang lại được ích lợi gì. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng tác giả muốn cống hiến tất cả sức mình, mặc dù khả năng thành công có thể chỉ hy vọng rất nhỏ bé. Được thế chắc tác giả cũng thỏa mãn lắm rồi. Vì rằng, khi đứng trước đại dương mênh mông có rất nhiều điều chưa biết ở phía trước chúng ta. Và có gì sung sướng hơn khi có người bắt đầu đi tiền trạm, đi những bước đầu tiên trên con đường vạn dặm, nhận thức những điều kỳ thú.
T/p Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2000
Thạc sĩ Trần Thanh Lê
Trân trọng và hy vọng
Đọc một số tác phẩm của Nguyễn Vũ Tuấn Anh qua các tựa Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập Hoa giáp và bây giờ là Tìm về cội nguồn kinh Dịch, tôi thầm thán phục ý chí, khả năng độc lập trong nghiên cứu, năng lực phát triển và giải quyết vấn đề, dũng cảm đặt lại và vạch ra một hướng nghiên cứu mới, có ý nghĩa về thời đại Hùng Vương, về cội nguồn của văn hóa và trí tuệ của dân tộc Việt Nam trong tác phẩm của tác giả. Trong những tác phẩm của mình, Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã mạnh dạn khai phá một vấn đề hóc búa với nhiều tồn nghi và những ý kiến còn khác nhau trong văn hóa cổ Đông phương. Khi đặt ra những vấn đề mới trong tác phẩm của mình, tác giả đã tỏ ra dũng cảm, không e ngại đụng chạm, có bản lĩnh trong khoa học và tâm huyết với cội nguồn văn hóa dân tộc.
Với sự dày công nghiên cứu, từ các phương diện khác nhau, bước đầu tác giả đã không chỉ góp phần đính chính, chính xác hóa một số tư liệu thời Hùng Vương, mà quan trọng hơn là đã xây dựng được một giả thuyết khoa học rất cơ bản về:
1) Nền văn minh cổ Văn Lang, cội nguồn của nền văn minh Việt Nam hiện nay.
2) Nền văn minh cổ Văn Lang – Lạc Việt đã là một nền văn minh phát triển cao từ gần 5000 năm trước (chứ không phải là 2500 năm như có người quan niệm).
3) Nền văn minh Văn Lang là cội nguồn của thuyết Âm dương – Ngũ hành. Sự thể hiện trí tuệ và là hệ tư tưởng của dân tộc Lạc Việt cổ qua các thời Hùng Vương – cội nguồn của nền văn hóa Đông phương cổ.
Nếu những vấn đề tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đặt ra và chứng minh trong tác phẩm của mình được thừa nhận tính khoa học và chân xác, thì sẽ làm sáng tỏ được sự bí ẩn của một thời huyền sử và sức mạnh của nền văn hiến của dân tộc Việt; với bản sắc, bản lĩnh độc đáo của mình đã không bị đồng hóa trong 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm bị thực dân phương Tây xâm lược, “khai hóa” cực kỳ dã man. Hơn nữa nó còn có cơ sở để tìm hiểu tư duy, trí tuệ triết học của nền văn minh Văn Lang, thời đại các Vua Hùng, như là cội nguồn của dân tộc ta còn trong gen, trong máu, trong truyền thống của thời hiện đại.
Cũng từ những tiền đề này, chúng ta sẽ hiểu sâu hơn về nguồn gốc của trí tuệ và văn minh phương Đông – nền văn minh và văn hóa đang được giới học giả Đông, Tây chú ý nghiên cứu hiện nay – gồm các nền văn minh lớn: Ấn Độ, Hoa Hạ (Hán), và Văn Lang (Lạc Việt).
Tôi hy vọng tác giả sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp nghiên cứu của mình trong tương lai. Tôi cũng hy vọng tiếp tục được đọc những công trình của tác giả về thời đại Hùng Vương – cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã tạo dựng một trong những nền văn minh độc đáo trong cổ sử của nhân loại. Tôi cũng hy vọng rằng: những vấn đề mà tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đề cập đến trong các tác phẩm của mình, sẽ được các nhà sử học, các nhà văn hóa, triết học, Đông phương học nghiên cứu cho ý kiến thảo luận; hoặc tổ chức hội thảo, để làm sáng tỏ sự thật về một thời khuyết sử của dân tộc; hoặc xây một chương trình nghiên cứu cấp quốc gia để ngày càng có cơ sở hiểu biết đầy đủ hơn, chính xác hơn về thời Hùng Vương.
Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đang vượt qua những khó khăn về đời sống để góp phần cống hiến cho khoa học. Tôi rất mong được sự hỗ trợ của các cấp, để tác giả sớm đạt được kết quả mong muốn, góp phần vào sự nghiệp chung của khoa học và nền văn hóa nước nhà.
Mời xem các bài khác:
Đọc và tìm hiểu về sách Chu Dịch, điều mà nảy sinh sự tồn nghi, đó là "uý thiên" và "tri thiên". Hai khái niệm này, "sợ thiên" và "biết thiên", chắc được...
Chu dịch và Kinh dịch hay nói đúng hơn là Chu dịch và Bói Dịch không hòan tòan giống nhau.
Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và cũng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ...
Chương II: Văn minh Văn Lang và thuật Địa lý cổ Đông Phương. Vấn đề lý luận của thuật phong thủy: Hòn đất mà biết nói năng,Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn.
Sự liên quan hành của Cục số trong Tử Vi & vận khí theo Lạc thư Hoa giáp. Sự thay đổi về hành trong vận khí hàng năm của một Hoa Giáp sẽ dẫn đến việc thay đổi rất nhiều những vấn đề liên quan...
Phụ chương: Hậu thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ lý giải một số hiện tượng liên quan. Bí ẩn Tam hợp Kim cục Tỵ Dậu Sửu: Thuyết Âm dương Ngũ hành ứng dụng trong việc tìm hiểu sự tương tác giữa...
Cội nguồn và những phương vị sai lệch trong thuật phong thủy. Do chủ đề cuốn sách không có mục đích tìm hiểu về thuật phong thủy, vì vậy chỉ xin được trình bày một số vấn đề căn bản trong phương...
Lý giải về nguyên nhân hiện tượng quẻ Cấn ở trung cung trong ứng dụng của thuật phong thủy tử văn minh Văn Lang. Trong sự ứng dụng của thuật Phong Thủy, các thầy địa lý dùng quẻ Cấn đặt ở trung...
Chương III: Thiên văn cổ Đông Phương và những hiện tượng thiên văn hiện đạiVăn minh Văn Lang và thiên văn hiện đại. Qua phần chứng minh ở trên và trong chương “Văn minh Văn Lang & thuật địa lý...
Phụ chương: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và các chòn sao Thiên Cực BắcQua các phần trích dẫn ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng các chòm sao thiên cực bắc – theo các nhà khoa học – lần lượt...