Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 10

Ngày đăng: 23/06/2008 00:00:00



Nhưng những tư liệu về thời kỳ này để lại rất ít và độ xác tín không bảo đảm, bởi vì những tư liệu đó hoàn toàn được viết bằng chữ Hán, tức là loại văn tự được du nhập vào Việt Nam sau gần nửa thiên niên kỷ – tính từ khi chấm dứt thời đại của các vua Hùng. Những di vật tìm được liên quan đến thời kỳ này cũng gần như không có – kể cả trống đồng là những cổ vật thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo tìm thấy được ở đồng bằng Bắc bộ, nhưng cũng có ở miền Nam Trung Quốc và ở những vùng đất thuộc Chiêm Thành, Phù Nam; thậm chí ở cả vài vùng Đông Nam Á. Đó chính là nguyên nhân để cho đến bây giờ – mặc dù khoa học lịch sử tiến bộ hơn nhiều – nhưng chưa hề có một giả thuyết nào đủ sức để chứng minh một cách thuyết phục cho thực trạng của nước Văn Lang dưới thời vua Hùng, mà mới chỉ chứng tỏ được sự tồn tại trên thực tế của thời đại này. Điều đó chỉ phản ánh được một trong những nội dung của chính những truyền thuyết đã nói tới.
Chúng ta thử đặt một giả thuyết: nếu như không có những truyền thuyết từ thời Hùng Vương để các học giả đời sau hàng ngàn năm ghi lại trong những bộ quốc sử, thì liệu những tư liệu không liên quan đến truyền thuyết và những di vật, có thể có một định hướng nhanh chóng cho việc tìm về nguồn cội và khẳng định sự tồn tại trên thực tế của nước Văn Lang hay không?
Điều này đã chứng tỏ: Những truyền thuyết từ thời Hùng Vương đã phản ánh thực tế của thời đại này dưới hình thức này hay hình thức khác. Nó không chỉ đơn thuần là những câu chuyện cổ tích phản ánh cái nhìn hoang sơ của con người về các hiện tượng tự nhiên và xã hội như một số huyền thoại cổ tích của nhiều dân tộc trên thế giới.
Nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu với quan điểm cho rằng những truyền thuyết huyền thoại thời Hùng Vương không có tính hiện thực, hoặc được nhìn dưới góc độ xã hội nhiều hơn tính chất lịch sử một quốc gia; trong khi tất cả những truyền thuyết lịch sử thời Hùng Vương, đều bắt đầu bằng câu: “Vào thời Hùng Vương thứ …” đã trực tiếp khẳng định điều này. Thậm chí, có người còn cho rằng cái tên Văn Lang xuất hiện rất muộn vào thời nhà Đường và trích dẫn ý kiến của một học giả Hoa Kỳ là giáo sư tiến sĩ Keilh Taylor đã gọi các vua Hùng một cách “tài hoa và lạnh lùng”“Overlord” để minh chứng cho luận điểm của mình (*).


* Chú thích: Xin tham khảo bài viết “Từ Hoa Lư đến Thăng Long”. Báo Nguồn Sáng số tháng 8/99.


Nội dung trong chương này nhằm minh chứng với bạn đọc về tính hiện thực của truyền thuyết thời Hùng Vương, bởi tính hợp lý trong sự tương quan giữa những vấn đề thuộc phạm trù của nó.
Nếu kinh Dịch tồn tại trong văn hóa Hán trên 2000 năm - mặc dù được rất nhiều học giả quan tâm - chứa đầy những mâu thuẫn thách đố tri thức của con người, thì những truyền thuyết đầy huyễn ảo về hình thức của nền văn minh Văn Lang cùng với những di sản văn hóa truyền thống liên quan, lại có kết cấu chặt chẽ một cách kỳ diệu trong nội dung về không gian, thời gian; trong đó – hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp bằng mật ngữ – thể hiện một cách vi tế lịch sử thời Hùng Vương và xã hội Văn Lang. Đó là những truyền thuyết miêu tả đầy huyền thoại về thời Hùng Vương theo trình tự thời gian là:


Con Rồng cháu Tiên = Thời Hùng Vương thứ I.
Trầu Cau = Thời Hùng Vương thứ III.
Phù Đổng Thiên Vương = Thời Hùng Vương thứ VI
Bánh Chưng, bánh Dầy = Thời Hùng Vương thứ VII
Chử Đồng Tử = Đầu thời Hùng Vương thứ XVIII
Sơn Tinh, Thủy Tinh = Cuối thời Hùng Vương thứ XVIII


Di sản văn hóa truyền thống bảo chứng cho tính hiện thực liên quan đến những truyền thuyết thời Hùng Vương là trầu cau và bánh chưng, bánh dày.
Nếu tách riêng ra từng truyền thuyết thì người ta có thể đưa ra những luận cứ, vật chứng để chứng tỏ quan điểm riêng của mình về nội dung và không gian, thời gian xuất hiện của từng truyền thuyết. Sai lầm (nếu có) của những luận điểm này là bắt đầu từ phương pháp nghiên cứu: tách rời từng truyền thuyết ra khỏi sự liên kết hữu cơ của nó. Người ta sẽ không thể nào biết được một con voi, nếu chỉ nhìn hoặc sờ thấy một bộ phận của con voi. Tính phi lý (nếu có) của những luận điểm này là: sự phủ nhận tính thời gian được khẳng định ngay trong nội dung truyền thuyết. Tính phi lý này được chứng tỏ, nếu xuất phát từ cái nhìn tổng thể tổ hợp truyền thuyết thời Hùng Vương và di sản văn hóa truyền thống liên quan là trầu cau và bánh chưng, bánh dày. Điều này có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng sự xuất hiện của bánh chưng, bánh dày không thể đặt vào bất cứ một thời điểm lịch sử nào trong giai đoạn từ thời Hán cho đến ngày nay trong lịch sử cả hai quốc gia. Tuy nhiên, hiện thân của chiếc bánh chưng bánh dày – nếu không xét đến nội dung Âm dương Ngũ hành của nó – thì đây chỉ là một hiện tượng văn hóa truyền thống của riêng cộng đồng người Lạc Việt; nó chưa chứng minh được tính hợp lý của lãnh thổ Văn Lang đến tận bờ Nam sông Dương Tử. Nhưng chính việc sử dụng trầu cau như là một di sản văn hóa truyền thống mang tính nghi lễ của cộng đồng người Lạc Việt và tục ăn trầu theo thói quen được phổ biến khắp miền Nam sông Dương Tử – cho đến đời Tống và đến tận ngày nay ở Đài Loan – lại chứng minh lãnh thổ Văn Lang cách đây hàng ngàn năm về trước. Người ta cũng không thể nào chứng minh được tục ăn trầu này xuất phát từ văn minh Hoa Hạ. Chính những di sản văn hóa này lại là bằng chứng sắc sảo cho nội dung những truyền thuyết liên quan đến nó. Những truyền thuyết này lại nằm trong một kết cấu chặt chẽ về thời gian trong sự tương quan của hệ thống truyền thuyết thời Hùng Vương. Bởi vậy – mặc dù được thể hiện dưới hình thức huyền thoại – một hình thức rất dễ phổ biến và lưu truyền – nhưng chính sự kết cấu hợp lý một cách rất chặt chẽ là một trong những nguyên nhân huyền diệu, để những truyền thuyết này vượt qua được một khoảng thời gian đen tối trong lịch sử là hơn 1000 năm văn hiến Văn Lang bị đắm chìm dưới thời Bắc thuộc. Những di vật khảo cổ – nếu có – được xác minh thuộc về nền văn minh Văn Lang và chứng tỏ được tính kỳ vĩ của nền văn minh này, thì đó cũng chỉ là một sự hỗ trợ sắc sảo thêm cho những truyền thuyết mà tự nó đã chứng tỏ về căn bản sự tồn tại của một quốc gia Văn Lang cổ đại. Sự phổ biến trên một không gian rộng lớn và tồn tại hàng thiên niên kỷ của bánh chưng, bánh dày và nghi lễ sử dụng trầu cau, đã thể hiện một tư duy cao cấp trong một xã hội, mà những quan hệ xã hội đó không thể gọi bằng những danh từ: một bộ lạc, một liên minh bộ lạc, hoặc một nhà nước sơ khai; mà chỉ có thể coi đây là một quốc gia có tổ chức chặt chẽ vì tính phổ biến của một truyền thống văn hóa trên khắp không gian địa lý rộng lớn với thời gian tồn tại hàng thiên niên kỷ.
Chúng ta hãy thử so sánh một hiện tượng văn hóa thể hiện trong nghi lễ cưới hỏi bằng trầu cau của người LạcViệt với bất cứ một nghi lễ cưới hỏi thể hiện tính văn hóa, của bất cứ một dân tộc, tầng lớp nào trong lịch sử nhân loại, cho đến tận ngày hôm nay mà bạn có thể biết được; bạn sẽ thấy đây là một trong những nghi lễ hôn nhân có tính văn hóa vì biểu tượng độc đáo và gíá trị nhân bản cao cấp. Sự giản dị của nghi lễ dùng trầu cau trong cưới hỏi của người Lạc Việt, cho phép tất cả đôi lứa yêu nhau đều có thể kết hôn, chính là tính nhân bản của nghi lễ này. Điều này cũng phù hợp với kinh văn của kinh Dịch: “Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt chước đất”.
Chỉ với sự tồn tại hàng ngàn năm – như truyền thuyết đã nói đến và được các sử gia Đại Việt ghi nhận – trong một xã hội ổn định về văn hóa, mới là thời gian hợp lý để hình thành và phát triển một học thuyết vũ trụ quan Âm dương Ngũ hành và siêu công thức Bát quái, lý giải từ sự hình thành vũ trụ đến mọi sự vận động liên quan đến con người. Với một thời gian tương tự như vậy – trong lịch sử 2000 năm của văn minh nhân loại, cho đến khi có bước vào những năm đầu của thiên niên kỷ thứ III, những tri thức của nhân loại hiện đại – mặc dù đã đặt những bước chân lên mặt Trăng – vẫn còn đang mơ ước về một siêu lý thuyết mà nền văn minh Văn Lang đã chứng tỏ ít nhất từ gần 4000 năm về trước: vào cuối thời Hùng Vương thứ 6.
Những đòi hỏi về di vật khảo cổ là một điều cần thiết, nhưng không phải và cũng chưa thể là một bằng chứng thuyết phục cho sự minh chứng lịch sử của một thời đại. nếu như không có sự nhận thức về những dấu ấn văn hóa liên quan. Bởi vì, tự thân những di vật khảo cổ không nói lên được điều gì, ngoài sự tồn tại của chính nó. Tính thuyết phục của di vật lịch sử vẫn phải thông qua sự minh chứng phụ thuộc vào trí tuệ con người.
Một ví dụ sinh động cho trường hợp này là: theo báo Tiền Phong số ra ngày 3/10 – 1999, có bài “Chiếc sáo cổ 9000 năm vẫn còn thổi được”. Thông tin của bài báo cho biết: “Các nhà khảo cổ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tìm thấy rất nhiều những cây sáo bằng xương cánh chim sếu (tức là một loài cùng họ với chim Lạc trên trống đồng) ở Jiahu, một địa điểm khảo cổ vùng châu thổ sông Hoàng Hà, bài báo viết :


Harbottle nhận xét: “Bạn chắc sẽ không bao giờ sử dụng một trong những cây sáo đó trong dàn nhạc giao hưởng. Nhưng rõ ràng một con người cổ xưa đã biết thế nào là Bát độ. Cây sáo có thể tạo ra âm thanh giống như gam “đồ, rê, mi”. Nó thậm chí còn có một lỗ nhỏ được đục ở gần lỗ số 7, dường như có tác dụng điều chỉnh âm thanh.



Hình minh họa của bài báo


Các nhà khảo cổ chưa cho biết những cây sáo này thuộc về nền văn minh nào. Bởi vì, ngay cả nền văn minh xưa nhất vốn được coi là của Trung Hoa tồn tại ở vùng châu thổ sông Hoàng Hà, mới xác định là hơn 5000 năm, còn cây sáo đã có 9000 năm tuổi. Đương nhiên cây sáo không thể từ trên trời rơi xuống; nhưng nó ra đời trong một hoàn cảnh xã hội như thế nào? Tự nó không nói lên điều gì.
Cũng vì thiếu một nền tảng văn hóa sử liên quan, cho nên một hiện tượng khảo cổ hết sức quan trọng về thời Hùng Vương là: sự phát hiện những bức thiên đồ trên trống đồng của nhà nghiên cứu Bùi Huy Hồng từ những năm 1974 – (đã trích dẫn ở trên, qua sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam), đã không gây ấn tượng khoa học cho những ý tưởng mới nhân danh khoa học – xuất hiện chính thức gần hai thập niên sau đó và có ảnh hưởng – về thời Hùng Vương, khi cho rằng: đây chỉ là một liên minh bộ lạc, một nhà nước sơ khai. Nhưng với quan niệm cho rằng Thuyết Âm dương Ngũ hành là một siêu lý thuyết vũ trụ quan, Bát quái là siêu công thức của học thuyết này, được tạo dựng từ nền văn minh Văn Lang; thì những bức thiên đồ được phát hiện trên trống đồng của học giả Bùi Huy Hồng chính là một bằng chứng chứng minh tính thuyết phục của luận điểm náy.
Tổ hợp những truyền thuyết đầy huyễn ảo với những di sản văn hóa truyền thống của người Lạc Việt lại có một kết cấu rất chặt chẽ. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng:
Không thể có một phương pháp luận – xuất phát từ bất cứ một luận thuyết nào được hình thành trong lịch sử văn minh nhân loại, kể cả những luận thuyết nhân danh Thượng Đế – bác bỏ được tính hiện thực của thời Hùng Vương qua sự tồn tại của những truyền thuyết này và những di sản văn hóa liên quan, bởi tính chặt chẽ trong kết cấu của nó.
Đây cũng là một bằng chứng chứng tỏ: Chỉ có thể xuất phát từ trí tuệ siêu đẳng của tổ tiên người Lạc Việt mới có sự tồn tại và phát triển lý thuyết Âm dương Ngũ hành và siêu công thức Bát quái, mà sự ứng dụng phổ biến của nó trong lịch sử văn minh Đông phương gần 5000 năm trên những lĩnh vực quan trọng trong đời sống con người.
Người viết sách này cho rằng: từ những truyền thuyết huyền thoại đời Hùng và những di sản văn hóa của người Lạc Việt, có khả năng dẫn đến sự lý giải và phục hồi toàn bộ những nguyên lý căn bản của siêu lý thuyết Âm dương Ngũ hành – một hiện tượng bí ẩn lớn nhất trong nền văn minh Đông phương và của cả nhân loại – trên cơ sở sự tương quan hợp lý của tất cả những vấn đề liên quan đến nó. Chính hiệu quả của những phương pháp ứng dụng trải hàng thiên niên kỷ của thuyết Âm dương Ngũ hành, là cơ sở hiện thực cho việc phục hồi những nguyên lý căn bản của thuyết Âm dương Ngũ hành. Sự tồn tại kỳ vĩ của học thuyết này, lại là bằng chứng sắc sảo cho thực tế tồn tại của quốc gia Văn Lang – khởi nguyên của nền văn minh Việt Nam trải gần 5000 văn hiến.
Cho đến tận bây giờ, vào những ngày Tết Nguyên đán, những bậc sinh thành lại thành kính dâng lên tổ tiên những chiếc bánh chưng, bánh dày – linh vật của nền văn minh Lạc Việt – mà trong đó hàm chứa cả một sức mạnh vũ trụ và trí tuệ của tiên thánh.


 


Mời xem các bài khác:



  1. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Lời giới thiệu

  2. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Lời nói đầu

  3. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần dẫn nhập

  4. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 1

  5. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 2

  6. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 3

  7. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 4

  8. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 5

  9. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 6

  10. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - 7

  11. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần I - Phụ chương

  12. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II

  13. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 1

  14. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 2

  15. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 3

  16. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 4

  17. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 5

  18. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 6

  19. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 7

  20. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - 8

  21. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần II - Lời kết

  22. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III

  23. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 1

  24. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 2

  25. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 3

  26. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 4

  27. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 5

  28. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 6

  29. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - 7

  30. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần III - Phụ chương

  31. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV

  32. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 1

  33. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 2

  34. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 3

  35. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 4

  36. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 5

  37. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 6

  38. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 7

  39. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 8

  40. Tìm về cội nguồn kinh Dịch - Phần IV - 9

  41. Tìm về cội nguồn Kinh Dịch - Phần IV - 11

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc sách Chu Dịch ( 09/08/2010)

Đọc và tìm hiểu về sách Chu Dịch, điều mà nảy sinh sự tồn nghi, đó là "uý thiên" và "tri thiên". Hai khái niệm này, "sợ thiên" và "biết thiên", chắc được...

Chu dịch và Kinh dịch hay nói đúng hơn là Chu dịch và Bói Dịch không hòan tòan giống nhau.

Theo các nhà dịch học chuyên gia thì phương pháp dùng cỏ thi lấy quẻ là chính xác nhất và cũng là một trong mấy cách lâu đời nhất. Nếu muốn dùng các phương pháp khác để lấy quẻ thì tốt nhất là độ...

Chương II: Văn minh Văn Lang và thuật Địa lý cổ Đông Phương. Vấn đề lý luận của thuật phong thủy: Hòn đất mà biết nói năng,Thì thầy Địa lý hàm răng chẳng còn.

Sự liên quan hành của Cục số trong Tử Vi & vận khí theo Lạc thư Hoa giáp. Sự thay đổi về hành trong vận khí hàng năm của một Hoa Giáp sẽ dẫn đến việc thay đổi rất nhiều những vấn đề liên quan...

Phụ chương: Hậu thiên bát quái nguyên thủy và Hà đồ lý giải một số hiện tượng liên quan. Bí ẩn Tam hợp Kim cục Tỵ Dậu Sửu: Thuyết Âm dương Ngũ hành ứng dụng trong việc tìm hiểu sự tương tác giữa...

Cội nguồn và những phương vị sai lệch trong thuật phong thủy. Do chủ đề cuốn sách không có mục đích tìm hiểu về thuật phong thủy, vì vậy chỉ xin được trình bày một số vấn đề căn bản trong phương...

Lý giải về nguyên nhân hiện tượng quẻ Cấn ở trung cung trong ứng dụng của thuật phong thủy tử văn minh Văn Lang. Trong sự ứng dụng của thuật Phong Thủy, các thầy địa lý dùng quẻ Cấn đặt ở trung...

Chương III: Thiên văn cổ Đông Phương và những hiện tượng thiên văn hiện đạiVăn minh Văn Lang và thiên văn hiện đại. Qua phần chứng minh ở trên và trong chương “Văn minh Văn Lang & thuật địa lý...

Phụ chương: Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và các chòn sao Thiên Cực BắcQua các phần trích dẫn ở trên, bạn đọc cũng nhận thấy rằng các chòm sao thiên cực bắc – theo các nhà khoa học – lần lượt...